Thông cáo báo chí
Đăng ngày: 23/04/2024 - Lượt xem: 264
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CAND THÀNH LẬP VÀ CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG (25/4/2014 – 25/4/2024)

Học viện chính trị Công an nhân dân vừa biên soạn Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 10 năm ngày Học viện Chính trị Công an nhân dân (CAND) thành lập và chính thức đi vào hoạt động (25/4/2024 – 25/4/2024). Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh trân trọng đăng tải một số nội dung chính của Đề cương.

Một số hình ảnh tại Học viện Chính trị CAND

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

1. Học viện Chính trị CAND được thành lập theo Quyết định số 315/QĐ- TTg, ngày 01/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Chính trị CAND với vị trí là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công an, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ trưởng Bộ Công an. Ngày 25/4/2014, Bộ Công an đã long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Học viện Chính trị CAND. Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị CAND quy định cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị CAND gồm có 19 đầu mối Khoa, Phòng, Bộ môn và 47 đơn vị đầu mối cấp tổ, đội để thực hiện chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thuộc lĩnh vực XDLL CAND; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế, hợp tác với các ngành về giáo dục, đào tạo; là trung tâm nghiên cứu khoa học về XDLL CAND của ngành Công an.

2. Trong năm học 2015, xuất phát từ công tác thực tiễn phải thực hiện yêu cầu nhiệm vụ khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Công an và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Học viện Chính trị CAND đã báo cáo lãnh đạo Tổng cục Chính trị CAND, lãnh đạo Bộ Công an cho phép triển khai thêm 01 đầu mối đơn vị cấp Phòng (Phòng Khảo thi và đảm bảo chất lượng đào tạo). Như vậy, thời điểm đó, về tổ chức bộ máy Học viện Chính trị CAND có 20 đơn vị đầu mối cấp Phòng.

3. Năm 2016, căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị CAND trong tình hình mới, đặc biệt là những nhiệm vụ chuyên ưách được lãnh đạo các cấp giao cho Học viện tổ chức thực hiện. Học viện Chính trị CAND đã báo cáo lãnh đạo Tổng cục Chính trị CAND đề xuất đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an ký, ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị CAND, trong đó điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện thành 22 đơn vị đầu mối cấp Phòng (đổi tên Bộ môn Nghiệp vụ cơ sờ thành Bộ môn Khoa học xã hội nhân văn; triển khai thêm 02 đơn vị mới: Phòng Quản lý nhà ăn và Viện Nghiên cứu lý luận chính trị CAND).

4. Từ năm 2018 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, ngày 06/8/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Học viện Chính trị CAND đã phổi hợp với Cục Tổ chức cán bộ báo cáo, đề xuất đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an ký, ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện và Quyết định về tổ chức bộ máy của Học viện, trong đó:

Về chức năng: Học viện Chính trị CAND là cơ sở đào tạo đa ngành, có trách nhiệm đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng chức danh, nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị, công tác xây dựng lực lượng cho lãnh đạo chỉ huy, cán bộ của lực lượng CAND; bồi dưỡng giảng viên, giáo viên giảng dạy lý luận chính trị cho các trường CAND theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng các trình độ lý luận chính trị theo quy định; tham gia thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc té về giáo dục, đào tạo theo chương trình, kế hoạch của Bộ trưởng; là trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng CAND.

Về nhiệm vụ chính trị: Chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị CAND còn thực hiện nhiệm vụ của trường Chính trị trong CAND: “Tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xây dựng hình ảnh người cán bộ CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ; tham gia xây dựng đường lối cùa Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và quy định của Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng lực lượng CAND; tham mưu với Bộ trưởng những vấn đề lý luận, khoa học, chù trương, chiến lược, giải pháp xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Về tổ chức bộ máy: Học viện Chính trị CAND có 07 phòng chức năng (Văn phòng Học viện; Phòng Chính trị, Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao; Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo; Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học; Phòng Quản lý học viên; Phòng Hậu cần); 09 khoa giảng dạy (Khoa Triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học; Khoa Lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh; Khoa Kinh tế chính trị; Khoa Luật; Khoa Nghiệp vụ cơ bản; Khoa Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Khoa Khoa học xã hội nhân văn và tâm lý; Khoa Ngoại ngữ - Tin học; Khoa Quân sự, võ thuật, thể dục thể thao); 02 tổ chức khoa học công nghệ, đơn vị sự nghiệp công lập (Viện Khoa học Chính trị CAND; Trung tâm Lưu trữ và Thư viện).

5. Vị trí, vai trò, sứ mạng lịch sử và tầm nhìn

Trong tiến trình lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của CAND Việt Nam anh hùng, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho mọi hành động của CAND. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, đất nước và Nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, chấp nhận gian khổ, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, đất nước, Nhân dân, lợi ích Quốc gia, dân tộc, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân luôn là mục tiêu cao nhất, là “mục đích tồn tại” của CAND.

Để thực sự là lực lượng vũ trang cách mạng trọng yếu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là lực lượng đặc biệt tin cậy “Chỉ biết còn Đảng thì còn mình ”, CAND luôn phải thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Từng tổ chức đảng, từng đơn vị Công an và mồi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ CAND cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó, học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị luôn là yêu cầu tiên quyết, có tính then chốt.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau cần phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi khác nhau. Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả, góp phần vào công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Xuyên suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trung ương, những quan điểm, như: đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu không thay đổi. Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng đều xác định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”, “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”.

Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, công tác xây dựng lực lượng, công tác tham mưu, đội ngũ cán bộ chỉ huy trong CAND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong tình hình mới, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã thống nhất chủ trương, quyết tâm xây dựng Đề án thành lập Học viện Chính trị CAND. Đây là chủ trương đúng đắn vừa phát huy được điều kiện, nguồn lực sẵn có của các học viện, nhà trường, vừa nhanh chóng, kịp thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác đảng, công tác xây dựng lực lượng; đặc biệt là đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị cho đội ngũ lãnh đạo chỉ huy trong CAND. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Học viện Chính trị CAND là một sự kiện lớn, ghi nhận sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác giáo dục, đào tạo trong CAND, đánh dấu sự phát triển lớn mạnh và ngày càng hoàn thiện của hệ thống nhà trường trong CAND.

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã có những đóng góp quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của ngành Công an và trong hệ thống giáo dục quốc dân, được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương và trong dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao; từng bước khẳng định được vị thế, uy tín trong hệ thống giáo dục quốc gia. Những thành tựu đạt dược có ý nghĩa trên nhiều phương diện rất đáng biểu dương, là niềm tự hào không chỉ của Học viện mà còn là của toàn lực lượng CAND. Học viện đã có được sự ổn định, xây dựng được một tập thể đoàn kết, thống nhất, tiếp tục đổi mới các mặt hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học viện đã đào tạo nguồn tri thức trẻ cho lực lượng CAND và một số nước trong khu vực. Những thành tựu nêu trên đã khẳng định sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, công nhân viên, học viên, sinh viên Học viện.

Có thể khẳng định, trong 10 năm qua, với những kết quả đã đạt được đã chứng minh Học viện Chính trị CAND có đủ khả năng đảm đương xuất sắc vai trò là đơn vị chủ lực, nòng cốt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong CAND, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, xây dựng lực lượng CAND vững mạnh, đáp ứng yêu câu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Vị thế của một trường trọng điểm không cho phép chúng ta bình chân nhưng sự chuẩn mực cũng không cho phép chúng ta vội vã. Nhiệm vụ “chấn hưng giáo dục” và sự nghiệp “trồng người” rất vẻ vang nhưng cũng đối diện nhiều khó khăn, thách thức chung của ngành giáo dục. Các thế hệ tiền bối, trong khó khăn trăm bề vẫn quên mình để xây dựng Học viện, đã mang lại cho Học viện niềm vinh quang, tự hào và truyền thống vẻ vang như hôm nay.

Học viện Chính trị CAND với sứ mạng là cơ sở giáo dục đại học công lập, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Công an; có trách nhiệm đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; đào tạo, bồi dưỡng các trình độ lý luận chính trị; bồi dưỡng các chức danh lãnh đạo, chỉ huy các cấp về công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng lực lượng, tham mưu CAND; là trung tâm nghiên cứu khoa học chính trị, phát triển lý luận CAND; chủ trì bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường CAND; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo theo chương trình, kế hoạch của Bộ trưởng; tham mưu cung cấp luận cứ khoa học với Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng hình ảnh đẹp của người CAND trong lòng nhân dân.

Trong thời gian tới, xây dựng Học viện Chính trị CAND trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trọng yếu cán bộ về lý luận chính trị, công tác đảng, công tác xây dựng lực lượng, tham mưu CAND, trung tâm nghiên cứu khoa học chính trị, phát triển lý luận đầu ngành, chất lượng cao của lực lượng CAND và của quốc gia.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU GẦN 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VĨỆN CHÍNH TRỊ CAND

1. Tổ chức bộ máy Học viện hiện nay gồm 18 đơn vị, với 09 phòng, viện, trung tâm, 09 khoa; Đảng bộ Học viện là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ cở đảng, có 01 Đảng bộ cở sở và 17 chi bộ cơ sở trực thuộc và 23 chi bộ tạm thời, 03 tổ chức quần chúng hoạt động thực sự có hiệu quả.

Học viện đã thiết lập được mối quan hệ phối hợp, hợp tác chặt chẽ, gắn bó với nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, các Học viện, nhà trường trong và ngoài lực lượng CAND; trong đó, đã ký quy chế phối hợp công tác với 16 cơ quan, đơn vị, địa phương, nhà trường như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Công an Lào, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, Học viện khoa học xã hội, Văn phòng Bộ Công an, Cơ quan ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Học viện dân tộc, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học An ninh nhân dân, Cục 10, Công an thành phố Hồ Chí Minh... Thông qua phối hợp, hợp tác với các cơ quan, đơn vị, các cơ sở đào tạo đã giúp Học viện học tập được kinh nghiệm, tranh thủ được nguồn lực để “đi tắt đón đầu” và nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ rất to lớn. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích chung của Học viện đạt được trong thời gian qua.

2. Về công tác giáo dục, đào tạo: Nội dung, chương trình đào tạo đã quán triệt kịp thời quan điểm, đường lối giáo dục đào tạo của Đảng, quy định của Nhà nước của Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, chiến đấu trong tình hình mới; qua đó, đã trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận chính trị; công tác đảng, công tác chính trị, những kiến thức cần thiết đối với cán bộ làm công tác xây dựng lực lượng và đặc biệt cần đối với người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo, chỉ huy trong CAND.

Bên cạnh đó, trong công tác đào tạo, Học viện đã tập trung cho việc mở ngành đào tạo. Trong đó, đã hoàn thành các Đề án báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Giáo dục - đào tạo phê duyệt, cấp phép mở mã ngành đào tạo Đại học hệ chính quy; đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước và Thạc sĩ Tham mưu chỉ huy CAND và chuẩn bị các điều kiện xây dựng đề án mở ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

Gần 10 năm qua Học viện đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên 32.000 học viên các lớp học, hệ học. Đào tạo hệ Đại học chính quy tập trung 10 khóa với các chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Tham mưu chỉ huy CAND và Quản trị nhân lực với hơn 1.200 học viên. Đào tạo Đại học văn bằng 2 chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước thuộc ngành Xây dựng lực lượng CAND 17 khóa học với gần 1.500 học viên Thạc sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước và Tham mưu chỉ huy CAND. Sau gần 10 năm hoạt động, Học viện đã có 06 khóa học viên hệ đại học chính quy tốt nghiệp ra trường về công tác tại Công an các địa phương, là nguồn nhân lực có chất lượng cao, “vừa hồng, vừa chuyên” bổ sung cho Công an các đơn vị, địa phương ở tất cả các lĩnh vực công tác, chiến đấu, đặc biệt là địa bàn cơ sở. Đặc biệt, các năm học 2021- 2022, 2022 - 2023, Học viện tổ chức kỳ thi đánh giá của Bộ Công an cho thí sinh đăng ký dự tuyển tại kỳ thi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học chính quy (tuyển mới) vào Học viện Chính trị CAND đảm bảo an toàn, nghiêm túc, minh bạch.

- Về đào tạo lý luận chính trị: Học viện đã có nhiều cố gắng, chủ động trong tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an giao Học viện tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị trong CAND Từ kết quả đó, Học viện đã tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an báo cáo Ban Bí thư Trung ương giao quyền đào tạo, xác nhận và cấp bằng cao cấp lý luận chính trị đối với Bộ Công an. Đến nay, Học viện đã tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức hoàn thiện trình độ trung cấp lý luận chính trị cho gần 20.000 học viên; hệ Cao cấp lý luận chính trị, bao gồm đào tạo dùng trong nội bộ ngành Công an (cấp Giấy chứng nhận) và đào tạo cấp bằng theo Kết luận số 25, ngày 28/12/2017 của Ban Bí thư cho hơn 4.000 học viên. Đến nay, Ban Bí thư chính thức giao nhiệm vụ đào tạo cao cấp lý luận chính trị theo Kết luận số 67- KL/TW ngày 29/11/2023. Đào tạo bồi dưỡng chức danh, quy hoạch chức danh các cấp từ cấp đội, cấp phòng đến cấp Cục, Công an tỉnh/thành phổ; bồi dưỡng các chuyên đề (trong đó có 04 chuyên đề cho sĩ quan cấp cao Bộ Công an Lào) cho hơn 5.000 lượt học viên.

3. Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo: Học viện đã xây dựng và ban hành các quy định, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, góp phần đảm bảo sự thống nhất, khách quan và hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. Chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng đề thi, đáp án trong ngân hàng câu hỏi thi đối với tất cả các học phần/môn học của các hệ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó nổi bật là Học viện đã xây dựng và ứng dụng hệ thống câu hỏi kiểm tra ngắn, chủ đề thu hoạch của môn học và chủ đề viết tiểu luận đối với hệ đào tạo, hoàn thiện kiến thức Cao cấp lý luận chính trị để kịp thời đáp ứng tình hình học tập trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tổ chức tốt các đợt thi, chấm thi kết thúc học phần/môn học, thi tốt nghiệp đối với các lớp, hệ học bảo đảm nghiêm túc, đúng quy định góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

Học viên thường xuyên tổ chức lấy ý kiến từ các bên liên quan về hoạt động giáo dục, đào tạo của Học viện. Kết quả: Công an các đơn vị, địa phương và học viên các hệ đào tạo, bồi dưỡng đều đánh giá cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, về hoạt động tổ chức học tập của Học viện. Học viện đã tăng cường công tác tổ chức, triển khai thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác dạy, học, tổ chức thi, chấm thi các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Tổ chức làm việc với Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học, kết quả: Học viện “Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục giai đoạn 2014-2019”. Hiện tại, Học viện cũng đang tích cực triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo để chuẩn việc đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đại học sau 10 năm đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Công an.

4. Về công tác biên soạn hệ thống giáo trình, xây dựng và phát triển thư viện: Sau 10 năm triển khai, Học viện đã cơ bản hoàn thành việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng, chuyên đề đào tạo, tài liệu tham khảo, tài liệu dành cho học viên các hệ học; trong đó hoàn thành biên soạn giáo trình các loại dùng đào tạo cao cấp lý luận chính trị; hoàn thiện trung cấp lý luận chính trị; hệ chính quy, văn bằng Hệ thống thư viện đã được nâng cấp và hoàn thiện theo tiêu chuẩn, đã bổ sung gần 2500 cuốn sách vào thư viện, phân loại và số hóa dữ liệu của trên 2.000 đầu sách theo các tiêu chuẩn thư viện nghiệp vụ; xây dựng tủ sách tiếng Lào và bước đầu triển khai phối hợp với Công an các địa phương, các Trường Chính trị tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Thư viện lý luận chính trị ở các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên trong điều kiện xã hội hội nhập, phát triển.

5. Về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên: Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, phát huy tinh thần: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong cán bộ, giảng viên và học viên, Học viện Chính trị CAND đã tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, là những nhà giáo gương mẫu, tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm vói sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Học viện.

Xác định đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng không chỉ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt mà là nhân tố quan trọng để khẳng định uy tín, chất lượng và sự phát triển của Học viện trong tương lai. Học viện thường xuyên nhận được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ rất tâm huyết, trách nhiệm của các nhà giáo, chuyên gia, các đồng chí tướng lĩnh, lãnh đạo chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương để có được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng hùng hậu là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ là các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực; các tướng lĩnh là lãnh đạo Công an các đơn vị với bề dày kinh nghiệm công tác. Và chính đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những người thầy để đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho đội ngũ giảng viên cơ hữu, trợ giảng của Học viện về kinh nghiệm, năng lực, phương pháp sư phạm. Với cách thức triển khai đó; cùng với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu, rèn luyện trên tinh thần học tập nghiêm túc, cầu tiến của đội ngũ giảng viên của Học viện đã giúp cho lực lượng giảng viên của Học viện phát triển, trưởng thành nhanh chóng, cơ bản đáp ứng hầu hết các học phần, chuyên đề trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện hành.

6. Công tác nghiên cứu khoa học: Học viên đã nỗ lực cố gắng và bằng nhiều giải pháp, biện pháp để xây dựng thành trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị và xây dựng lực lượng CAND hàng đầu của lực lượng CAND. Đây là lĩnh vực mà Học viện rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thông qua việc huy động tối đa nguồn lực, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các chuyên gia, nhà khoa học nên đã đạt được những kết quả rất tích cực, góp phần quan trọng tạo nên uy tín, vị thế của Học viện. Cụ thể:

Về Công tác nghiên cứu khoa học: Học viện đã và đang tổ chức nghiên cứu gần 100 nhiệm vụ khoa học, chuyên đề lý luận các cấp (nay là nhiệm vụ khoa học về nghiên cứu lý luận), trong đó 06 đề tài khoa học cấp nhà nước; 41 đề tài khoa học cấp bộ (trong đó có 03 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật); 33 đề tài khoa học cấp cơ sở. Đến nay, đã tổ chức nghiệm thu 35 đề tài, trong đó 05 đề tài cấp quốc gia (kết quả nghiệm thu: 03 đề tài nghiệm thu xuất sắc); 36 đề tài khoa học cấp bộ (08 đề tài nghiệm thu xuất sắc); 24 đề tài cấp cơ sở (17 đề tài nghiệm thu xuất sắc); 12 chuyên đề/đề tài lý luận. Trong đó, đáng chú ý, đã có hàng chục đề tài, chuyên đề lý luận tập trung nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản, liên quan đến xây dựng Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sái trái, thù địch trong tình hình mới, liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng CAND...

7. Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học: Tổ chức thành công hàng trăm hội thảo, tọa đàm khoa học quan trọng, trong đó có 7 hội thảo khoa học cấp quốc gia, trên 30 hội thảo khoa học cấp bộ. Điển hình như: hội thảo khoa học cấp quốc gia: “CAND với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”; “Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh và đối ngoại, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong tình hình mới”; hội thảo khoa học: “Quán triệt chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; “Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; “Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chổng phá Đại hội XIII của Đảng”... Đặt trong bối cảnh Học viện mới được thành lập, nhiều vấn đề về yêu cầu giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận đang đặt ra, cần tổ chức xây dựng các luận cứ và biện pháp tổ chức thực hiện, do đó, các hội thảo, tọa đàm khoa học đã góp phần vào thành công chung của Học viện nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an tin tưởng, giao phó, đồng thời, đóng góp tích cực trong công tác đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo tại Học viện trong thời gian qua.

8. Triển khai nhiệm vụ lý luận theo phân công của Hội đồng Lý luận Bộ Công an và Tiểu ban Lý luận xây dựng lực lượng, hậu cần - kỹ thuật CAND, xuất bản Tạp chí lý luận chính trị CAND

Học viện đã xác lập một số định hướng lớn trong nghiên cứu lý luận chính trị và hoạt động thực tiễn: Đã chủ động nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển những vấn đề lý luận chính trị, cụ thể là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng, quán triệt vào thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND. Tiếp cận nghiên cứu, luận giải các vấn đề an ninh, chính trị quốc tế, nhất là trong bối cảnh quốc tế biến đổi nhanh như hiện nay. Tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề thuộc bản chất giai cấp của CAND Việt Nam, tính Đảng, tính nhân dân của CAND, từ đó xác lập nhận thức thống nhất từ tư duy đến hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an về nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nghiên cứu các hiện tượng xã hội không tích cực, những vướng mắc nảy sinh trong quá trình nhát triển kinh tế. vãn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh dễ dẫn tới những vấn đề phức tạp về ANTT; xác lập nguyên nhân, điều kiện và yếu tố, dấu hiệu địch lợi dụng (nếu có), trên cơ sở đó tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Bộ Công an biện pháp giải quyết. Tích cực tham gia đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, phản bác luận điệu tuyên truyền xuyên tạc quan điểm sai trái của các thể lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, các tầng lớp trí thức và nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, và một số vấn đề quan trọng khác...

Với vai trò là Cơ quan thường trực Tiểu ban Lý luận xây dựng lực lượng, hậu cần - kỹ thuật CAND, Học viện đã chủ động phối hợp với Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương tham mưu xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của Hội đồng lý luận Bộ Công an và tham mưu cho Tiểu ban Lý luận xây dựng lực lượng, hậu cần - kỹ thuật CAND triển khai thực hiện 53 nhiệm vụ nghiên cứu lý luận theo phân công của Hội đồng Lý luận Bộ Công an (trong đó có 08 nhiệm vụ giai đoạn 2014 - 2018, 45 nhiệm vụ giai đoạn 2018 - 2024). Học viện đã chủ trì thực hiện 37 nhiệm vụ theo phân công của Tiểu ban Lý luận xây dựng lực lượng, hậu cần - kỹ thuật CAND.

Xuất bản Tạp chí Lý luận chính trị CAND; các ấn phẩm lý luận chính trị và thông tin lý luận chính trị CAND: Tạp chí Lý luận chính trị CAND được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động ngày 18/8/2015 và được cấp chỉ sổ ISSN (2354-1393) tháng 11/2015. Trong 10 năm qua, Học viện đã tổ chức biên tập, xuất bản gần 90 số tạp chí với gần 1.500 bài viết theo các chuyên mục: lý luận chính trị CAND, xây dựng lực lượng CAND, đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; khoa học giáo dục và các vấn đề chính trị quốc tế. Cùng với đó, Học viện đã khai trương và đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử, đã đăng tải hàng trăm bài viết trao đổi lý luận, thông tin khoa học về các vấn đề giáo dục, đào tạo, xây dựng CAND, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thu hút gần 10 triệu lượt truy cập....

Học viện đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Nhà xuất Bản CAND xuất bản nhiều sách chuyên khảo, sách tham khảo như: “Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tường Hồ Chí Minh”; “Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang và vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay”; ... phục vụ công tác nghiên cứu, tham khảo và dạy học trong các trường CAND.

 

Tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận: Học viện đã tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kết hoạch, đề án của Đảng và Bộ Công an về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng nhiều hình thức, đa dạng, thường xuyên đổi mới về nội dung, như: thông qua giảng dạy các chuyên đề; phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và công an các đơn vị, địa phương tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch...

9. Chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nhằm đưa nước ta chủ động tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực trong các tổ chức quốc tế, các quan hệ quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng. Học viện đã tăng cường và mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường quan hệ quốc tế một cách năng động, có hiệu quả thực chất, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Duy trì và phát triển các chương trình liên kết đào tạo, nghiên cứu với nước bạn Lào. Đồng thời mở rộng hợp tác có chọn lọc với các nước có nền giáo dục tiên tiến nhằm tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, phương pháp, phương tiện đào tạo cán bộ của các nước phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đặc biệt, trong chương trình hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào, Học viện đang tích cực và khẩn trương phối hợp tốt với Bộ Công an Lào về xây dựng và phát triển Học viện Chính trị Công an Lào.

10. Trong giai đoạn 2014 đến T2/2021 Học viện đóng quân ở số 29 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an về việc di dời trụ sở Học viện và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tiếp nhận cơ sở của Học viện tại Sóc Sơn - Hà Nội. Ngày 08/3/2021, Học viện Chính thức chuyển công tác về trụ sở mới tại thôn Lương Châu, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội, sau gần một tháng triển khai với tinh thần khẩn trương, vượt khó, thầy và trò Học viện đã ổn định bước đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác, giảng dạy và học tập tại trụ sở mới. Học viện đã báo cáo Bộ Công an xây dựng Đề án “Đảm bảo cơ cở vật chất, hạ tầng Học viện Chính trị CAND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”, qua đó đã triển khai sửa chữa, nâng cấp cở sở vật chất của Học viện giai đoạn I về các hạng mục thiết yếu nhất để phục vụ công tác giảng dạy, học tập, làm việc của Học viên và CBCS trong Học viện. Hiện tại đã đáp ứng cơ bản bước đầu nhu cầu phòng làm việc, khu giảng đường học tập, hoàn thiện thư viện Học viện với hệ thống các phòng đọc nghiệp vụ, phòng đọc chuyên ngành, phòng đọc điện tử, khu cafe sách...

III. THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA HỌC VIỆN TRONG 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Học viện đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn cán bộ về công tác tại công an các địa phương, là nguồn nhân lực có chất lượng cao, “vừa hồng, vừa chuyên” bổ sung cho Công an các đơn vị, địa phương ở tất cả các lĩnh vực công tác, chiến đẩu, đặc biệt là địa bàn cơ sở.

Ghi nhận những nỗ lực, thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên Học viện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thuộc lĩnh vực XDLL CAND; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế, hợp tác với các ngành về giáo dục, đào tạo; là trung tâm nghiên cứu khoa học về XDLL CAND của ngành Công an; Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý trong đó có:

- 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Ba (năm 2019),

- 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016),

- 08 năm Học viện được tặng cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an-(năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018, 2019 - 2020, 2020 - 2021, 2021 - 2022,2022 - 2023), 01 Bằng khen của Bộ Công an năm học 2018-2019.

- 12 Bằng khen của Bộ Công an, 01 Bằng khen của Bộ Quốc phòng, 01 Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương, 01 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, 21 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn lực lượng”.

- Đến nay, Học viện có 01 Nhà giáo Nhân dân, 03 Nhà giáo ưu tú, nhiều lượt cán bộ, giáo viên được tặng Huân chương chiến công, Huy chương Vì An ninh Tô quốc, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục và nhiều phần thưởng cao quý khác.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CÔNG AN NHÂN DÂN

Tin liên quan