Thông tin chuyên đề
Đăng ngày: 13/06/2024 - Lượt xem: 869
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần (08/9/1984 - 08/9/2024)

Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần vừa biên soạn Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần (08/9/1984 - 08/9/2024). Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh trân trọng đăng tải một số nội dung chính của Đề cương.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ngày 01/6/1956, Bộ Công an khai giảng lớp đào tạo cán bộ báo vụ đầu tiên tại Trường Công an Trung ương và ngày 20/5/1967, Bộ Công an khai giảng lớp đào tạo cán bộ cơ yếu đầu tiên tại Trường Sơ cấp Công an (T17). Từ những lớp cán bộ đầu tiên đó, đã hình thành các Trường hạ sỹ quan đào tạo cán bộ thông tin, cán bộ cơ yếu để đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Việt Nam.

Ngày 08/9/1984, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quyết định về việc tổ chức sắp xếp các trường trung học Công an nhân dân, trong đó chuyển Trường hạ sỹ quan đào tạo cán bộ thông tin thành Trường Trung học Thông tin liên lạc và chuyển Trường hạ sỹ quan đào tạo cán bộ cơ yếu thành Trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ III (sau này đổi tên thành Trường Trung học An ninh nhân dân III), thuộc hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp của Nhà nước.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo, bôi dưỡng cán bộ của ngành Công an, ngày 14/10/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quyết định sáp nhập trường Trung học An ninh nhân dân III và Trường Trung học Thông tin liên lạc thành Trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ Công an nhân dân (sau này đối tên thành Trường Trung cấp kỹ thuật Nghiệp vụ Công an nhân dân), địa điếm tại xã Yên Hòa, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội (nay là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Ngày 06/5/2004, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có Quyết định xác định ngày 08/9/1984 là ngày Truyền thống của Trường Trung học Kỹ thuật Nghiệp vụ Công an nhân dân, ngày cả hai trường Thông tin và Cơ yếu được nâng cấp từ các trường hạ sỳ quan lên bậc trung học chuyên nghiệp trong hệ thông giáo dục quốc dân.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần của ngành Công an trong tình hình mới, ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thành lập Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Công an nhân dân và sắp xếp lại các cơ sở đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần của ngành Công an. Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ chính là: đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần có trình độ đại học, trên đại học; bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và là một trong những trung tâm, nghiên cứu, ứng dụng khoa học về kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần trong Công an nhân dân. Đồng thời, Nhà trường triển khai xây dựng cơ sở mới tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Trải qua chặng đường lịch sử hơn 65 năm xây dựng, trưởng thành và 40 năm kể từ ngày được xác định là ngày Truyền thống (08/9/1984 - 08/9/2024), tên gọi các thời kỳ có những lúc khác nhau, Nhà trường luôn không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo hàng vạn cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần tham gia trực tiếp vào công tác đấu tranh bảo vệ an ninh quôc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và các lĩnh vực công tác khác của Ngành Công an. Bên cạnh đó, Nhà trường còn đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần cho Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ đội Biên phòng, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan, các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương và đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ cho Bộ An ninh Lào và Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia. Nhà trường cũng liên kết với nhiều trường Đại học danh tiếng như: Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Học viên Hậu cần BQP tổ chức đào tạo kỹ sư Mật mã, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông và hậu cần...

* Vai trò, ý nghĩa ra đời của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân

Sự ra đời Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân có ý nghĩa quan trọng, là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng nói chung và đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần nói riêng, là sự tất yếu phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhằm phát triển lực lượng cán bộ kỹ thuật có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công tác Công an trong tình hình mới. Đồng thời, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý Nhà nước giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Nghiên cứu đề xuât nâng cấp Trường lên đại học là kết quả của sự năng động, sáng tạo và nội lực của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giáo viên Nhà trường. Bám sát quan điểm cùa Đảng trong công tác đào tạo gắn liền với phục vụ hiệu quả công tác thực tiễn chiến đấu. Bước sang thế kỷ XXI, trước sự chuyển mình của đất nước khi khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng trên tất cà các lĩnh vực đời sống xã hội và đặc biệt trong công tác Công an, tội phạm và các thế lực thù địch đã lợi dụng sự phát triển công nghẹ để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự. Do đó, vân đề cấp thiết đặt ra cần phải có đội ngũ cán bộ Công an giỏi về khoa học công nghệ, tinh thông nghiệp vụ và pháp luật đáp ứng với công tác đấu tranh, đảm bảo an ninh, trật tự.

Việc thành lập Trường và đưa vào thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, hậu cần Công an nhân dân.... của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn, nhân lực khoa học kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần của ngành Công an; là một giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay; khắc phục có hiệu quả những khó khăn, bất cập trong thực tế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và hậu cần của ngành Công an trong thời gian qua. Bên cạnh đó, còn là một bước hoàn thiện cơ cấu hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo của lực lượng Công an nhân dân, góp phận nâng cao tiềm lực của hệ thống giáo dục đại học nói chung. Với chức năng, nhiệm vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề và việc làm, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Đứng trước những khó khăn và thử thách khi Trường mới thành lập ở một cơ sở mới, những cán bộ, giảo viên của Nhà trường đã không hề mềm lòng, luôn giữ vững trong mình một niềm tin sắt đá, đem hết sức mình phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo của Nhà trường, quyết tâm “cho ra lò những mẻ thép đầu tiên” thực sự chất lượng, đảm bảo yêu cầu của tình hình mới. Từ đây, Ngành Công an có cơ sở đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật - hậu cần trình độ đại học và sau đại học. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ buổi đầu thành lập, công tác đào tạo cán bộ đã được coi trọng, đáp ứng yêu cầu công tác và chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới: “Muốn đưa trường lên đại học chính quy, trước tiên phái có mục tiêu đào tạo chính xác, đội ngũ giáo viên tương đối đủ về lượng và có kinh nghiệm giảng dạy, phải có chương trình tương đối hoàn chỉnh, cơ sở vật chất phải đủ điều kiện đảm bảo phục vụ giảng dạy tốt’’. Trên cơ sở đó, cán bộ, giáo viên, học viên của trường đã nỗ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, về hệ thống lý luận giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, ngày càng chính quy, tinh nhuệ. Bên cạnh việc bổ sung hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, giáo án, Nhà trường cũng xác định rõ cần thấy được mối quan hệ giữa hai yếu tố “hồng” và “chuyên”, không chỉ giúp cho sinh viên nắm vững lý luận mà còn phải bám sát thực tiễn phục vụ công tác sau khi ra trường.

Vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, đến nay Trường Đại học Kỹ Thuật - Hậu Cần Công an nhân dàn đã trở thành một Trung tâm đào tạo cán bộ Kỹ thuật Nghiệp vụ, khoa học công nghệ duy nhất của lực lượng Công an nhân dân, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh Quốc gia, xây dựng dất nước, trong thời kỳ đổi mới. Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân ra đời là minh chứng cho sự trưởng thành cả về tư duy và hành động của các thế hệ Lãnh đạo, tập thể của nhà trường, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đối với công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, hậu cần, cung cấp nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao cho ngành Công an đáp ứng giữ gìn an ninh, trật tự trong tình hình mới của đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

            * Những thành tích nổi bật của nhà trường

Với bề dày lịch sử, Trường Đại học Kỹ Thuật – Hậu cần Công an nhân dân đã đào tạo và cung cấp cho lực lượng Công an nhân dân hàng vạn cán bộ có trình độ đại học, trung cấp về các lĩnh vực: Nghiệp vụ truyền tin, kỹ thuật thông tin liên lạc, cơ yếu, kỹ thuật nghiệp vụ I, công nghệ thông tin và hành chính văn thư (13 khóa đại học hệ chuẩn; 40 khoá đào tạo trung học hệ chuẩn; 10 khoá trung học tại chức, ngắn hạn; gần 10 khoá đào tạo sơ học 1 năm; hàng trăm khoá bồi dưỡng nghiệp vụ; hàng chục khoá nghiệp vụ cho 2 nước bạn Lào và Campuchia; 19 khoá đào tạo liên kết bậc Đại học, Cao đẳng với Đại học Bách khoa Hà Nội và Học viện Kỹ thuật mật mã).

Ghi nhận thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học viên Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Kỹ thuật nghiệp vụ trong toàn lực lượng Công an nhân dân, góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp bảo vệ an ninh Tố quốc, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:

- Hai Huân chương Chiến công hạng nhất (năm 1985, năm 1992)

- Huân chương Chiến công hạng nhì (năm 1990)

- Huân chương Chiên công hạng ba (năm 1986)

- Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2004)

- Huân chương Quân công hạng Nhì (năm 2014)

- Nhiều lượt Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an, Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ.

+ Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (năm học 2008 - 2009; 2022 - 2023)

+ Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an (năm học 2007 - 2008, 2009 - 2010, 2010 - 2011,2012 - 2013, 2013 - 2014; 2015 - 2016; 2017 - 2018; 2021 - 2022).

+ Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm học 2019 - 2020; 2020 - 2021)

+ Bằng khen của Bộ Công an (năm học 2018 - 2019)

Đến nay, Nhà trường có 01 Nhà giáo Nhân dân, 09 Nhà giáo Ưu tú. Nhiều lượt cán bộ, giáo viên được tặng thưởng Huân chương chiến công, Huy chương Vì An ninh Tổ quốc, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục và nhiều phẩn thưởng cao quý khác.

* Cuộc thi viết “Tìm hiểu truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND"

Căn cứ Kế hoạch của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND về việc tổ chức Cuộc thi viết "Tìm hiểu truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND (8/9/1984-8/9/2024)", Công an tỉnh đã ban hành Công văn về việc tham gia Cuộc thi. Trong đó, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phổ biến, quán triệt Thể lệ Cuộc thi, tạo điều kiện và khuyến khích  cán bộ chiến sỹ tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.

NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ CUỘC THI

* Đối tượng dự thi

- Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên Nhà trường.

- Khuyến khích cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương (kể cả đã nghỉ hưu).

* Câu hỏi cuộc thi, cơ cấu điểm (tổng 100 điểm)

- Nội dung: 90 điểm

Câu 1 (15 điểm): Ngày truyền thống của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND?

Câu 2 (30 điểm): Phân tích các giai đoạn phát triển và những thành tích nổi bật của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND từ năm 1984 đến nay? Nêu những danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị trao tặng Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND từ năm 1984 đến nay?

Câu 3 (15 điểm): Cảm nhận (hoặc kỷ niệm sâu sắc) của đồng chí về hình ảnh người cán bộ, giáo viên hoặc học viên của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND?

Câu 4 (30 điểm): Trình bày đề xuất, kiến nghị của đồng chí để nâng cao chất lượng, vị thế của Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, góp phần xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại trong tình hình mới?

- Hình thức: 10 điểm

* Quy định chung

- Bài dự thi sử dụng tiếng Việt, ngôn từ phù hợp, đánh máy hoặc viết tay trên khổ giấy A4 hoặc A3, không quá 1.000 trang bao gồm cả các trang ảnh, tài liệu minh họa; bài thi đánh máy sử dụng font chữ Times New Roman (không sử dụng mô hình, giá đỡ...).

- Bài dự thi ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, số điện thoại liên hệ (trường hợp bài thi của nhóm tác giả thì ghi đầy đủ thông tin vào trang lót của bài thi). Ngoài bìa ghi rõ: “Bài dự thi tìm hiểu 40 năm Ngày truyền thống trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND (08/9/1984 - 08/9/2024)”.

- Bài dự thi phải là tác phẩm mới; không có tranh chấp bản quyền; chưa tham gia cuộc thi nào tương tự trước đây; không được trùng lặp với các bài thi cùng tham dự cuộc thi theo Kế hoạch này. Bài thi phải nộp đúng thời gian quy định.

- Bài dự thi phải ngắn gọn, súc tích, ngôn từ phù hợp, trả lời đầy đủ câu hỏi của Ban Tổ chức, có phân tích, liên hệ thực tế, có thể sử dụng hình ảnh để minh hoạ (bắt buộc phải có chú thích và dẫn nguồn ảnh).

- Cá nhân hoặc nhóm (không quá 05 thành viên) có thể gửi dự thi một hoặc nhiều bài dự thi với hình thức khác nhau trong cùng một thời điểm. Người đăng ký dự thi là cá nhân hoặc đại diện nhóm.

- Ban Tổ chức không trả lại bài đã tham gia dự thi và được phép sử dụng nội dung hình ảnh bài thi trong công tác tuyên truyền, giáo dục.

* Cách thức tham gia thi

- Mỗi đơn vị, tổ chức quần chúng có ít nhất 01 bài dự thi chất lượng; các lớp học có ít nhất 02 bài dự thi có chất lượng.

- Trên cơ sở các bài dự thi của công an đơn vị, địa phương và của T07, Nhà trường sẽ tổ chức chấm và lựa chọn 12 bài có chất lượng để tổ chức trao giải.

* Thời gian dự thi: Bắt đầu từ tháng 02 đến ngày 05/7/2024.

* Giải thưởng

- 01 giải Đặc biệt, kèm theo Giấy khen của Hiệu trưởng và tiền thưởng.

- 01 giải Nhất, kèm theo Giấy khen của Hiệu trưởng và tiền thưởng.

- 02 giải Nhì, kèm theo Giấy khen của Hiệu trưởng và tiền thưởng.

- 03 giải Ba, kèm theo Giấy khen của Hiệu trưởng và tiền thưởng.

- 05 giải Khuyến khích, kèm theo Giấy khen của Hiệu trưởng và tiền thưởng.

Tin liên quan