Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Kế hoạch số 58-KH/BTCTW, ngày 28/2/2022 về "Thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2022" kèm theo Đề cương thông tin, tuyên truyền. Trang thông tin điện tử Công an tỉnh xin giới thiệu toàn văn Đề cương này:
ĐỀ CƯƠNG
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG,
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 58 - KH/BTCTW, ngày 28 tháng 2 năm 2022 của Ban Tổ chức Trung ương)
1. Nội dung tuyên truyền trọng tâm
1.1- Việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, “lợi ích nhóm”.
- Phân tích sâu làm rõ những điểm mới của Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và những nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01-12-2021 của Bộ Chính trị khóa XIII.
- Nhận diện những biểu hiện mới của chủ nghĩa cá nhân, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để có giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm.
- Về đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) và 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch số 03 - KH/TW, ngày 1-12-2021 của Bộ Chính trị khóa XIII. Nêu những kết quả bước đầu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Phản ánh kết quả mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm” ở các cấp, ngành, địa phương, từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý.
- Nêu những giải pháp nhằm thực hiện công tâm, khách quan trong công tác tổ chức - cán bộ; kiểm soát chặt chẽ quyền lực, phòng chống, ngăn chặn có hiệu quả chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
- Tình hình, kết quả bước đầu rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định liên quan đến công tác tổ chức - cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, liên thông giữa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần phòng chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”.
- Nêu những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực sự của Dân, do Dân và vì Dân.
1.2- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
- Thông tin kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, từ đó rút ra những bài học quan trọng.
- Phân tích tình hình, thực trạng, từ đó nêu những yêu cầu mới tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia, những người hoạt động thực tiễn có uy tín, kinh nghiệm để tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng về những vấn đề đặt ra nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của Đảng cụ thể hóa các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và phương thức lãnh đạo của Đảng.
1.3- Việc tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tình hình, kết quả xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo định hướng khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Tiếp tục phản ánh quá trình xây dựng và hoàn thiện các dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tính khả thi, dự báo tác động của các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đó trong tương lai.
- Nêu triển vọng tốt đẹp, bước đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội hoặc khó khăn, vướng mắc phát sinh của các chương trình, kế hoạch công tác, các đề tài, đề án của các bộ, ngành ở Trung ương và các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cùng nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
- Các giải pháp mới nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
- Phát hiện, cảnh báo mặt trái của các chương trình, kế hoạch và đề án phát triển kinh tế - xã hội tác động xấu đến kinh tế - xã hội, môi trường và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
- Dự báo những nhu cầu mới, vấn đề phát sinh, nhất là tác động xấu do dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và cuộc sống của nhân dân.
1.4- Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tiếp tục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII. Tích cực đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”; phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
- Những kết quả và mô hình sáng tạo nhằm đổi mới nội dung, phương thức nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, đề cao trách nhiệm tự học tập, tự nghiên cứu của cá nhân.
- Phân tích với lập luận thuyết phục để làm rõ tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới và những nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phản ánh những thành tựu mới về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại…, tạo niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.
- Tiếp tục đấu tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích làm rõ tính khoa học, phù hợp xu thế thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch trần chân tướng, động cơ thấp hèn của các thế lực thù địch hòng hạ thấp uy tín của Đảng ta. Phát huy trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nhất là người đứng đầu trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Nắm bắt kịp thời và đấu tranh, phản bác hiệu quả những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác tổ chức - cán bộ, góp phần bảo vệ đường lối và tổ chức của Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên.
- Tăng cường thông tin những nội dung tích cực đi đôi với đề xuất các giải pháp ngăn chặn có hiệu quả, xóa bỏ những thông tin xấu, độc trên in-tơ-net và mạng xã hội.
- Phản ánh những mô hình quản lý tốt, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hội viên trong việc lập và sử dụng mạng xã hội.
- Tiếp tục thông tin, tuyên truyền về những kết quả mới đạt được của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, biên giới lãnh thổ, đối ngoại trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19 và tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường.
1.5- Xây dựng Đảng về đạo đức và thực hiện các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, thực sự dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng.
- Nêu những thành tựu tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với Nhân dân.
- Phân tích làm rõ, sâu sắc hơn nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
- Những biểu hiện mới của chủ nghĩa cá nhân và giải pháp phòng, chống.
- Phân tích những điều đảng viên không được làm, liên hệ với thực tiễn xây dựng, chỉnh đốn Đảng những năm vừa qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Nêu những kết quả nghiên cứu hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên, đạo đức công vụ đối với công chức, viên chức phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Tình hình thực hiện các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, từ đó đề xuất, kiến nghị để đi vào thực chất, hiệu quả.
- Những vấn đề mới trong thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các giải pháp nhằm kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.
- Phản ánh những tấm gương điển hình của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đề cao trách nhiệm nêu gương, có ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, là tấm gương tiêu biểu về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.
- Những mô hình mới, cách làm hiệu quả thực hiện các quy định về việc cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
- Nêu việc làm cùng các mô hình đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, nhất là công tác dân vận của chính quyền các cấp, nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.
- Những cách làm mới, sáng tạo thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”, hoặc nêu những khó khăn, trở ngại và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
- Phát hiện, biểu dương những nơi thực hiện tốt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân, đồng thời phê phán những biểu hiện xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân, phong cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh, vi phạm Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Những mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội và đánh giá sự hài lòng của người dân để dự báo tình hình, cung cấp thông tin chính xác cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, điều hành đạt hiệu quả.
2- Nội dung tuyên truyền thường xuyên
2.1- Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
- Phân tích làm rõ, từ đó khẳng định nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đến nay còn nguyên giá trị, là yếu tố quyết định giữ vững vị thế cầm quyền và bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Việc quán triệt sâu sắc vai trò của công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”, có ý nghĩa quyết định mọi thành công của cách mạng nước ta.
- Nêu những ý tưởng phù hợp thực tiễn hoặc phản ánh những nơi thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
- Nhìn lại 5 năm thực hiện Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
- Phản ánh những nơi xây dựng, ban hành cơ chế phát hiện, lựa chọn, trọng dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội, cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp; cơ chế tạo môi trường, điều kiện khuyến khích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đã đem lại hiệu quả trong thực tiễn.
- Tổng kết việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị (khóa XI); tình hình và giải pháp thúc đẩy cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
- Đánh giá kết quả, phân tích những mặt được, chưa được trong công tác luân chuyển cán bộ gắn với bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không là người địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả.
- Về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới và xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Nêu những kết quả bước đầu thực hiện thí điểm một số chủ trương: Người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình; bí thư cấp ủy giới thiệu người để bầu ủy viên ban thường vụ và chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình; giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch; miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra qua thực hiện Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03-11-2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
- Thông tin về những vấn đề mới trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay.
- Nêu ý tưởng, quan điểm mới trong việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật thực hiện đường lối phát triển văn hóa - nghệ thuật theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII.
2.2- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
- Những vấn đề mới đặt ra trong việc tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị.
- Nhìn lại việc thực hiện thí điểm một số mô hình tổ chức mới, kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị, địa phương: Kết quả bước đầu và những đề xuất, kiến nghị.
- Đánh giá những kết quả bước đầu và nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII.
- Phản ánh một số mô hình tổ chức đơn vị sự nghiệp công hoạt động phù hợp, hiệu quả và kết quả bước đầu chuyển một số dịch vụ công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
2.3- Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên.
- Những giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, trọng tâm là nâng cao chất lượng xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch công tác hằng năm của cấp ủy; những mô hình mới về hình thức sinh hoạt đảng đối với chi bộ, đảng bộ cơ sở ở nơi đặc thù hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính: Kết quả bước đầu và những vấn đề cần tháo gỡ.
- Đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
- Phản ánh những nơi làm tốt việc thực hiện phân công cấp ủy viên các cấp theo dõi, phụ trách cơ sở theo phương châm “cấp ủy cấp tỉnh nắm đến tổ chức cơ sở đảng; cấp ủy cấp huyện nắm đến chi bộ; cấp ủy viên ở cơ sở nắm đến hộ gia đình”, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Phân tích tình hình, thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nêu những bất cập, vướng mắc trong thực hiện các quy định, hướng dẫn về kiểm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên và những đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện.
- Nêu những bất cập, hạn chế trong các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp đảng viên, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Kết quả bước đầu và những giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác rà soát, sàng lọc đảng viên, đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Những cách làm sáng tạo, phát hiện nhân tố tích cực, nhất là đoàn viên thanh niên, công nhân, người lao động có thành tích, gương mẫu, uy tín trong nhân dân, người dân tộc thiểu số, người có đạo… để bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp vào Đảng.
- Nêu những mô hình hay, hiệu quả trong việc quản lý, phân công công tác cho đảng viên, nhất là đảng viên ở khu vực nông thôn, tổ dân phố để phổ biến ra diện rộng.
2.4- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng và việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nghị quyết của Đảng.
- Nêu cách làm mới, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tiễn nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến với hình thức phong phú nhằm chuyển tải những nội dung cơ bản các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng đến các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Việc đổi mới nội dung biên soạn tài liệu, phương thức tổ chức các hội nghị, cách lựa chọn báo cáo viên, đối tượng học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng; gắn việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Trung ương với việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị thiết thực, hiệu quả.
- Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy các cấp và các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng.
- Phản ánh những mô hình mới, cách làm hiệu quả trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cùng nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.
- Phát hiện những khó khăn, bất cập, “điểm nghẽn” trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
2.5- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; phát huy dân chủ đi đôi với kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên.
- Những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác kiểm tra, giám sát nhằm giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và giữ vững vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên.
- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và những vấn đề đặt ra nhằm phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên.
- Phân tích nội hàm và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện nguyên tắc đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.
- Từ các kết luận kiểm tra và kết quả xét xử các vụ án tham nhũng - kinh tế lớn, phân tích làm rõ nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả giám sát chuyên đề, tập trung vào việc giám sát cán bộ, đảng viên có lời nói, việc làm biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định xử lý tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, góp phần tạo chuyển biến rõ rệt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Giới thiệu những nơi làm tốt việc tự kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, kịp thời phát hiện vi phạm từ nội bộ để chấn chỉnh ngay từ khi mới phát sinh, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành vi phạm lớn.
- Tình hình, kết quả và những vướng mắc trong việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa công tác kiểm tra của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để phòng ngừa sai phạm, bảo vệ tổ chức đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên.
- Phản ánh những nơi làm tốt việc xây dựng các quy chế, quy định chặt chẽ nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm sai phạm từ lúc manh nha; cảnh báo, răn đe và giáo dục cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giảm thiểu sai phạm không đáng có.
- Kết quả xử lý sau kiểm tra, thanh tra ở các bộ, ngành, địa phương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị nhằm đạt kết quả tốt hơn.
- Phản ánh kết quả qua 3 năm thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
- Giới thiệu những nơi thực hiện tốt việc giáo dục chính trị tư tưởng kết hợp chăm lo đời sống; xây dựng, ban hành các quy định bảo đảm quản lý chặt chẽ và có sự răn đe để cán bộ, đảng viên không muốn, không dám và không thể tham nhũng, tiêu cực.
2.6- Việc thực hiện các nguyên tắc, quy định của Đảng về tổ chức, sinh hoạt đảng và đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt đảng trong điều kiện dịch bệnh COVID - 19 diễn biến phức tạp.
- Tình hình và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là cấp ủy, thường vụ cấp ủy. Phát hiện, giới thiệu những mô hình mới, cách làm hiệu quả, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng.
- Việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng và các đảng bộ trực thuộc Trung ương: Kết quả, kinh nghiệm và những đề xuất, kiến nghị nhằm đạt kết quả tốt hơn.
- Việc thí điểm sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ trực tuyến trong hoàn cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp: Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm điểm, tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.
- Tình hình xây dựng các chuyên đề và tổ chức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề.
- Việc xây dựng cơ chế sinh hoạt, quản lý đối với cán bộ, đảng viên đi nghiên cứu, học tập, lao động, công tác ở nước ngoài.
- Kết quả thực hiện thí điểm sinh hoạt cấp ủy, chi bộ ở những nơi có hoàn cảnh đặc biệt, tính chất đặc thù.
- Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 02-01-2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.
2.7- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Nghiên cứu xây dựng, ban hành mới các quy chế, quy định, kết luận, hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng và rà soát sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định không còn phù hợp với thực tiễn.
- Nêu vấn đề và đưa ra những giải pháp nhằm tạo những bước đột phá trong xây dựng thể chế để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, cần lời giải về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
- Nêu những kết quả trong việc hoàn thiện quy chế, quy định phù hợp với những điểm mới sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng và quy định về thi hành Điều lệ Đảng.
- Việc bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, liên thông trong việc xây dựng các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thể chế hóa các chủ trương được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII và các nghị quyết của Đảng mới ban hành.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thực hiện tốt nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong công tác cán bộ theo hướng đổi mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp.
- Việc xây dựng quy định mới về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, quản lý cán bộ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Phản ánh kết quả trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và những vấn đề đặt ra nhằm xây dựng cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập người có chức vụ, quyền hạn.
- Nêu ý tưởng mới hoặc kinh nghiệm của các quốc gia để xây dựng, ban hành quy định mới về đánh giá cán bộ gắn với chất lượng, hiệu quả thực tế theo chức trách, nhiệm vụ được giao và đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
- Tạo diễn đàn cho các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến để đổi mới việc xây dựng thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
2.8- Về vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; tự phê bình, phê bình và tăng cường xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Phản ánh những tấm gương cán bộ, đảng viên mẫu mực về đạo đức, lối sống, luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, thực sự là “công bộc” của dân.
- Phát hiện và biểu dương những cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, năng động, sáng tạo, tìm tòi đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
- Nêu các giải pháp hoặc giới thiệu những nơi làm tốt việc đề cao và thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất thực sự trong Đảng.
- Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra qua thực hiện các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên.
- Phản ánh những nơi làm tốt việc cấp ủy, nhất là người đứng đầu lắng nghe ý kiến, chia sẻ, đồng cảm và giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đảng viên.
2.9- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc huy động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Những vấn đề về đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Việc mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ ứng cử và giám sát cán bộ, đảng viên.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Phản ánh những cách làm sáng tạo trong việc tạo những diễn đàn để Nhân dân hiến kế xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế Nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp phản ánh, góp ý với cấp ủy về công tác cán bộ.
2.10- Việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, nhất là việc tổng kết những mô hình thí điểm về tổ chức - cán bộ và phát triển lý luận về xây dựng Đảng nhằm vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Phân tích làm sâu sắc thêm tư duy lý luận qua bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ sở lý luận, chính trị - pháp lý và thực tiễn để đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới.
- Tổng kết các mô hình thí điểm trong công tác tổ chức - cán bộ, tạo cơ sở thực tiễn nghiên cứu xây dựng mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta trong điều kiện mới.
- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận để đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong Đảng.
- Phản ánh những kết quả nghiên cứu mới nhằm vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng cơ sở lý luận vững chắc để lý giải những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới.
- Giới thiệu những nơi làm tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu mới của cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đem lại hiệu quả thiết thực, rõ rệt, từ đó đề xuất, kiến nghị để ứng dụng trên diện rộng.
- Vận dụng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp thu thành tựu mới, tinh hoa của nhân loại trong việc phát triển lý luận về xây dựng Đảng./.